Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

CHAN NUOI LON O HOAI NHON

Xây dựng thương hiệu heo Hoài Ân
Với hơn 15.000 hộ dân chăn nuôi, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 500 ngàn con heo, huyện Hoài Ân được xem là vựa heo lớn nhất miền Trung. Ý thức rất rõ về thế mạnh đất đai, khí hậu, kinh nghiệm chăn nuôi ở địa phương mình, người chăn nuôi ở Hoài Ân đang từng bước tạo dựng các mô hình chăn nuôi sạch, hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu cho ngành chăn nuôi heo ở Hoài Ân một cách bền vững.
Chị Nguyễn Thị Thu, 45 tuổi, thôn Gò Cau, thị trấn Tăng Bạt Hổ vừa xây chuồng trại mới với mức đầu tư 5 triệu đồng/ô nuôi theo đúng mô hình chăn nuôi heo sạch.

Nuôi heo để làm giàu
Nói về sự phát triển mạnh của nghề chăn nuôi heo ở Hoài Ân, chỉ cần lấy số liệu của dịch vụ phụ trợ minh họa cũng đã đủ thuyết phục. Năm 2011, toàn huyện chỉ có 7 đại lý thuốc thú y, thì nay, con số này là 25, và còn 5 đại lý nữa đang xin giấy phép hoạt động. Hai năm trở lại đây, số đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện đã tăng gần gấp 5 lần, từ 50 đại lý (cấp 1, cấp 2 và cấp 3) tăng lên 241.
Sự phát triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi heo ở Hoài Ân trong những năm gần đây đã mang đến cuộc sống ổn định cho nhiều chủ trang trại, gia trại, hộ gia đình. Cả thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, nơi được mệnh danh là “làng nuôi heo”, có 186 hộ thì có tới 8 trang trại lớn nuôi từ 200 con heo trở lên, còn lại là gia trại quy mô 50 - 100 con. Thôn trưởng Mai Văn Rõ, 52 tuổi, cũng là chủ trang trại với gần 300 con heo, kể rằng, thôn này vốn rất nghèo, người dân chỉ sống bằng nghề trồng lúa. Từ năm 2000, một số hộ có người thân lập nghiệp bằng nghề nuôi heo ở TP Hồ Chí Minh trở về quê mở rộng chuồng trại nuôi heo tại nhà với quy mô lớn. Thấy hiệu quả, nhiều người dân địa phương cũng làm theo, học tập cách chăn nuôi quy mô và mạnh dạn đầu tư bài bản. Không chỉ người địa phương, có cả người nơi khác cũng đến đây thuê đất, đầu tư nuôi heo theo kiểu này, mà ông Rõ là một ví dụ. Sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi heo ở Tân Thịnh, ông trưởng thôn vốn quê ở Hoài Hương (Hoài Nhơn) đã gầy dựng được một cơ ngơi rộng trên 10 ha đất nuôi heo, gà, trồng keo, chè… thu nhập trên 1 tỉ đồng/năm.
Những tỉ phú nhờ chăn nuôi heo không chỉ ở Ân Tường Tây mà rải khắp cả huyện, như ông Ngô Đức Trung, Hoàng Văn Bơ (Ân Đức), Hoàng Anh Dũng, Phạm Văn Bích (Ân Tường Đông) Nguyễn Tấn Trung (Ân Tường Tây).
Heo thịt ở Hoài Ân được đánh giá có chất lượng nên thị trường hút hàng, tiêu thụ mạnh, giá lúc nào cũng nhỉnh hơn chỗ khác 1- 2 giá. Ông Trần Thiện Khiêm, thương lái mua bán heo ở thôn Gò Cau, thị trấn Tăng Bạt Hổ, cho biết: “Thương lái không chỉ là người địa phương chuyên thu gom heo đi tiêu thụ tại các thị trường miền Nam, Tây nguyên, Đà Nẵng mà các chủ vựa heo từ các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế… cũng đưa xe đến tại Hoài Ân để thu mua”.
Đàn heo phát triển, các dịch vụ phụ trợ cho nghề nuôi heo cũng phát triển theo và hoạt động nhộn nhịp không kém. Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến xe đi thu mua heo khắp huyện. Dịch vụ vận tải, kinh doanh thức ăn gia súc, làm công tại các trang trại chăn nuôi, thu gom heo đã giúp giải quyết nhiều công lao động lúc nông nhàn. Nhờ nuôi heo, làm dịch vụ cho nghề chăn nuôi heo, nhiều gia đình ở Hoài Ân đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm tiện nghi gia đình trị giá hàng trăm triệu đồng, có gia đình còn sắm cả ô tô.
Anh Mai Văn Rõ cho biết, để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, anh liên hệ trực tiếp công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nhận hàng cho trang trại của mình và bán lại cho một số hộ chăn nuôi ở thôn.

Tiến đến nuôi heo sạch
Từ sau đợt dịch năm 2010, đàn heo của Hoài Ân giảm từ 120 ngàn con xuống còn dưới 80 ngàn con vào cuối năm, khiến nhiều người chăn nuôi thua lỗ nặng. Để hỗ trợ cho vựa heo lớn nhất miền Trung này khôi phục sản xuất, Chi cục Thú y tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi heo sạch tại thôn Tân Thịnh (Ân Tường Tây) với 80 hộ tham gia, quy mô 3.000 con heo. Các trang trại lớn thì tìm đến quy trình nuôi heo sạch để bảo vệ lợi ích của mình và nâng cao chất lượng đàn heo. Nhiều người chăn nuôi quy mô gia trại cũng bắt đầu ý thức tầm quan trọng của việc vệ sinh an toàn chăn nuôi nên đăng ký học các lớp sơ cấp, trung cấp thú y, tìm hiểu về cách phòng chống dịch bệnh.
Chúng tôi tìm đến trang trại chăn nuôi heo khép kín của anh Bùi Hoàng Tín ở thôn Gò Cau, thị trấn Tăng Bạt Hổ. Hiện trong chuồng của anh có 32 con heo nái F1, hàng trăm con heo thịt, cùng với đó là một tủ thuốc thú y có đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ phòng chữa bệnh. Anh Tín cho biết: “Trang trại của tôi thực hiện quy trình nuôi khép kín và ứng dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi như: tự sản xuất con giống để nuôi heo thịt, tự phòng và điều trị bệnh, sử dụng thức ăn công nghiệp đồng thời dùng chế phẩm sinh học công nghệ nano và sử dụng thực phẩm từ vườn của gia đình bổ sung vào thức ăn. Chính vì vậy đàn heo không những không bị dịch bệnh, rút ngắn thời gian chăn nuôi mà chất lượng thịt đạt rất cao”.
Ở xã Ân Đức, gia trại của ông Nguyễn Văn Bơ lúc nào cũng có trên 10 heo nái, hơn 200 heo thịt. Ông Bơ vừa là nhân viên thú y thôn, vừa làm đại lý thức ăn gia súc nên rất thuận lợi trong việc chăm sóc đàn heo của mình. Ngoài ra, ông còn xây dựng hầm biogas để tận dụng chất thải chăn nuôi làm khí đốt và chạy máy phát điện dùng thắp sáng, xay xát, chế biến thức ăn gia súc. Nhờ vậy, heo ở trang trại ông ít dịch bệnh, chất lượng tốt, giá thành thấp, lợi nhuận cao.
Ở xã Ân Tường Đông, nhiều người còn biết đến trang trại nuôi heo lớn rộng trên 6ha với kinh phí đầu tư 30 tỉ đồng của chị Trần Thị Tuyết. Trang trại này hoạt động theo quy trình sạch, khép kín. Bất luận là công nhân hay người ngoài muốn vào trang trại đều phải qua phòng sát trùng. Toàn bộ hoạt động của trang trại được giám sát bằng camera.
Ông Phan Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, cho biết, còn hai trang trại lớn được đầu tư trên 30 tỉ đồng theo công nghệ của nước ngoài cũng đang chờ xin phép xây dựng tại xã Ân Tường Tây và Ân Tường Đông. Đó chính là những tín hiệu vui cho ngành chăn nuôi theo mô hình sạch của huyện trong thời gian tới.
Nhiều trang trại còn đầu tư ván lót sàn cho đàn heo con nhằm vệ sinh chuồng trại, giảm dịch bệnh.

Xây dựng thương hiệu
Hiện nay, Hoài Ân có trên 15.000 hộ chăn nuôi heo, trong đó có trên 130 hộ chăn nuôi với quy mô trang trại và 440 gia trại (giá trị sản xuất bình quân trên 150 triệu đồng/năm). Huyện Hoài Ân cũng đang chiếm 16/27 trang trại chăn nuôi heo của toàn tỉnh (giá trị sản xuất bình quân đạt trên 1 tỉ đồng/năm).

CHAN NUOI GA

Món “gà chỉ”, “gà đi bộ”, “gà thả vườn”… của Bình Định vài năm gần đây trở thành món ngon nức tiếng khắp nơi. Cũng vì lẽ đó các hàng quán ghi biển quảng cáo những món này mọc lên ngày càng nhiều ở TP Quy Nhơn, đặc biệt là dọc tuyến đường Quy Nhơn- Sông Cầu. Hỏi nguồn, rất nhiều chủ quán cho biết - gà Hoài Ân…
Vùng nuôi gà nhiều nhất ở Hoài Ân chính là thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, cách ngã ba Gò Loi chưa đầy cây số. Về đây giữa trưa hè nắng oi nồng, tôi vẫn nghe được tiếng gà gáy trưa rộn rã.


Chị Võ Thị Trúc với đàn gà gần đến thời điểm xuất chuồng.


Thôn “gà thả vườn”
Trang trại đầu tiên mà chúng tôi tìm đến là của ông Mai Văn Rõ. Với diện tích hơn 40.000m2, ông Rõ nuôi đủ thứ: heo, trùn quế, rùa, cá… nhưng nhiều nhất là gà. Ông Rõ tâm sự: “Tôi vốn sinh ra ở xã Hoài Hương (Hoài Nhơn), thời thanh niên cũng làm đủ nghề, sau này về trồng rừng tại Hoài Đức, nhưng rồi công việc này cũng không mang lại kết quả khả quan lắm. Cuối cùng tôi quyết định đến Hoài Ân lập nghiệp và chuyên tâm chăn nuôi. Đầu tiên tôi thả vài trăm con gà, nuôi vài chục con heo, dần dần thấy làm ăn cũng được nên tôi đầu tư lớn hơn. Bây giờ đàn gà của tôi lên đến hàng ngàn con, heo cũng cả trăm con. Tự tôi mày mò tìm hiểu cách nuôi, kỹ thuật nuôi rồi có kinh nghiệm dần. Gà tôi nuôi chủ yếu là gà ta, nuôi theo phương pháp thả vườn…”.
Dẫn chúng tôi ra sau nhà, ông Rõ mở cổng trang trại, đàn gà cả ngàn con bay, nhảy xao xác. Ông đưa tay dỡ tấm bạt của dãy trại nhỏ ở cổng vào, rồi giải thích: “Dãy chuồng này tôi nuôi trùn quế chỉ để làm thức ăn cho gà, cho heo. Hàm lượng đạm rất cao từ con trùn quế khiến cho đàn heo, đàn gà của tôi lớn nhanh mà tôi lại giảm được một khoản chi phí rất đáng kể trong việc mua thức ăn cho chăn nuôi…”.
Chúng tôi càng bất ngờ hơn khi biết ông Mai Văn Rõ là Trưởng thôn Tân Thịnh, ông chẳng giấu giếm: “Tôi làm kinh tế cho gia đình nhưng cũng là tấm gương để bà con trong thôn noi theo. Mình làm trưởng thôn mà kinh tế không tốt, không bền vững thì nói ai nghe. Cả cái thôn Tân Thịnh này nhà nào cũng chăn nuôi, trong đó chủ yếu là heo và gà thả vườn, ít thì cũng vài trăm con gà, năm bảy con heo; nhiều hơn thì cả ngàn con gà, năm bảy chục con heo…”.

Trong khi tại nhiều địa phương khác, người chăn nuôi phải tính đến việc bỏ nghề thì người dân thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây vẫn duy trì tốt đàn gà thả vườn
Khi chúng tôi hỏi về nơi tiêu thụ đàn gà khổng lồ của các trang trại ở đây, ông Rõ trả lời: “Đến lứa xuất chuồng, tôi gọi cho đại lý lên thu mua, họ đưa đi đâu thì chúng tôi không rõ. Vả lại họ cũng không nói để giữ mối bán hàng chứ. Nhưng nghe đâu phần lớn là bán cho các quán gà chỉ, gà thả vườn ở Quy Nhơn hoặc “gà lên mâm” ở Đà Nẵng… 
Rời nhà ông Rõ, chúng tôi lại đến nhà vợ chồng anh Đặng Văn Thông và chị Võ Thị Trúc, ở đội 7, thôn Tân Thịnh. Gia đình anh Thông và chị Trúc có 4 người con, tất cả đều đã lớn và thành đạt. Anh Thông tâm sự: “Ở vùng trung du Hoài Ân chăn nuôi là phù hợp nhất. Gia đình tôi làm nghề này hơn 10 năm qua, cũng nhờ nó mà nên cơ nghiệp, nuôi nấng con cái lớn khôn, dựng vợ gả chồng. Giờ tụi nhỏ sống xa nhà, vợ chồng vẫn duy trì nghề. Hiện tại tôi nuôi khoảng 700 con gà, do giá cả ở thời điểm này bấp bênh quá nên không ai dám nuôi nhiều…”.

Ông Mai Văn Rõ (phải) với đàn gà trong trang trại mình.

Từ cái khó ló… tình kết đoàn
Anh Đặng Văn Thông nhớ lại: “Trước đây, nguồn giống gà chúng tôi lấy chủ yếu từ các đại lý ở An Nhơn, Tuy Phước, vài năm gần đây, do nhu cầu con giống ở địa bàn tăng cao nên nhiều cơ sở ấp gà giống mọc lên ngay tại địa phương, bà con chăn nuôi dễ dàng lựa chọn giống. Vì biết rõ nguồn gốc con giống nên việc chăn nuôi cũng đạt năng suất tốt hơn. Ngoài ra, trước đây do chăn nuôi nhỏ lẻ nên phần lớn các hộ gia đình phải mua nguồn thực phẩm cho gà, cho heo qua các đại lý, giá cả khá cao. Sau này các hộ gia đình chấp nhận vay vốn ngân hàng, vài ba gia đình hùn vốn lại lấy nguồn thực phẩm trực tiếp từ công ty. Con giống tốt lấy tại địa phương, nguồn thực phẩm được lấy tận gốc nên chi phí chăn nuôi hạ xuống,  giúp giảm thiểu tối đa khả năng thua lỗ”.
Nguyễn Văn Hòa, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Hoài Ân:
“Trạm luôn hỗ trợ và chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho bà con, tuy nhiên, các hộ gia đình nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, tính bền vững và kế hoạch chăn nuôi không cao. Khi giá cả tăng thì họ nuôi nhiều, giá bấp bênh thì nuôi ít lại. Nhưng có điều là bà con ở Hoài Ân nuôi gà ít dịch bệnh và ít bị thua lỗ”.
Qua khảo sát chúng tôi được biết, cách đây ít lâu, gà có giá từ 75.000-80.000 đồng/kg, người chăn nuôi có thể thu lợi từ 4 triệu đến 5 triệu đồng/100 con gà. Tuy nhiên, vào thời điểm này, giá gà chỉ còn từ 60.000-65.000 đồng/kg nên người chăn nuôi lợi nhuận không cao. Thậm chí nếu nuôi không tốt, đàn gà bị hao hụt hơn 10% thì coi như huề vốn hoặc lỗ. Trong khi tại nhiều địa phương khác, người chăn nuôi phải tính đến việc bỏ nghề thì người dân thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây vẫn duy trì tốt đàn gà thả vườn. Ngoài việc bà con ở đây biết liên kết với nhau để lấy con giống, mua thực phẩm tận gốc, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi còn có nhiều lý do khác mà kỹ thuật chăn nuôi là yếu tố rất quan trọng. Không một chút giấu giếm, chị Võ Thị Trúc cho biết: “Chăn nuôi không chỉ là tích lũy kinh nghiệm mà còn phải cập nhật kiến thức khoa học mới. Nuôi gà hơn 10 năm nay nhưng chưa bao giờ đàn gà của nhà tôi bị dịch bệnh cả. Chẳng phải tôi tài giỏi gì nhưng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tiêm vắc-xin phòng ngừa và đặc biệt là luôn dọn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại định kỳ và thường xuyên…”.

Thương hiệu “gà Tân Thịnh”
Đi khảo sát hầu hết các điểm chăn nuôi gà ở thôn Tân Thịnh, chúng tôi biết được người chăn nuôi ở vùng này tuyệt đối không nuôi gà lai hoặc gà công nghiệp. Nếu trong đàn gà giống mà họ mua có lọt vào một ít gà lai thì họ cũng làm thịt ăn chứ không bán ra thị trường. Anh Đặng Văn Thông cho hay: “Thịt gà lai, gà công nghiệp ăn bở, không ngon, nên thị trường tiêu dùng không ưa chuộng. Ngược lại, những con gà ta thả vườn đang được các quán ăn ưa chuộng nên giá cao hơn. Vì thế chúng tôi chỉ nuôi gà ta…”.
Cũng là gà ta thả vườn, nhưng người dân thôn Tân Thịnh còn đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống thế nào để thịt gà săn chắc, thơm ngon. Ông Mai Văn Rõ tiết lộ bí quyết: “Nếu cho ăn thực phẩm tinh, chế biến sẵn nhiều, gà sẽ mau lớn và nhanh xuất chuồng, nhưng như thế thịt gà sẽ bở và không ngon. Muốn cho thịt gà ngon, người dân chăn nuôi ở thôn tôi cho vào đó nhiều lúa, bắp. Chế độ dinh dưỡng như thế cộng với không gian là vườn rộng, gà bay nhảy, đi lại nhiều, thịt gà săn, chất lượng được nâng lên cao”.
Rõ ràng, người dân chăn nuôi gà thả vườn ở thôn Tân Thịnh ngoài vấn đề lợi nhuận từ chăn nuôi thì họ còn đang ý thức đến một điều lớn lao hơn ấy chính là góp sức mỗi người một chút để “xây dựng thương hiệu” gà thả vườn Tân Thịnh.
  • CÔNG TÂM
 Gửi tin nay qua Email In trang 

DUOM HON QUE MON BANH NGAY TET

Đượm hồn quê món bánh "táp- lô" ngày Tết
Cập nhật lúc 08:10, Chủ Nhật, 22/02/2015 (GMT+7)

(Baoquangngai.vn)- Bánh "táp- lô" hay còn gọi là bánh mứt là loại bánh phổ biến nhất ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) trong những ngày tết. Bất kể sang hèn, gia đình nào cũng có bánh "táp- lô"  trên bàn thờ gia tiên. Bánh "táp- lô" đã trở thành một thứ hương vị không thể thiếu đối với người dân Hoài Nhơn mỗi dịp tết đến xuân về.
Quê nội tôi ở một xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cứ mỗi dịp tết đến, xuân về lòng tôi lại háo hức được về quê nội, trước là để thắp hương cho ông bà tổ tiên sau đó là mong được thưởng thức món bánh truyền thống đậm đà của quê hương- món bánh "táp- lô".
Ba tôi bảo, bánh "táp- lô" còn có tên gọi khác là bánh mứt. Sở dĩ người ta gọi là bánh "táp-lô”, vì hình dáng bên ngoài của chiếc bánh rất giống viên táp-lô xây nhà thu nhỏ. Không biết có từ bao giờ, nhưng với người dân Hoài Nhơn nói riêng và người dân Bình Định nói chung, Tết đến dù nghèo hay giàu, trong nhà người dân xứ dừa không thể thiếu loại bánh "táp- lô" chưng trên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên. Ba tôi vẫn thường nói, ngày tết mà thiếu bánh " táp- lô" thì coi như không có tết.  
Để làm ra những bánh "táp- lô" kể ra cũng đơn giản, dễ làm. Nếp sau khi rang cho chín vàng thì đem xay thành bột. Sau đó lấy bột nếp đã xay trộn đều với nước đường đã thắng tới để bột với đường quyện vào nhau. Tiếp đến nhồi vào khuôn gỗ chữ nhật đóng chặt tay. Bánh dện trong khuôn xong phải không được nứt, bể mà phải nguyên khối, đem hong nắng hay sấy cho kết cứng rồi bọc giấy ngũ sắc xanh, đỏ, tím, vàng... hoặc có in bông hoa, hoa văn bắt mắt bên ngoài. Thế là một cái bánh "táp- lô" đã hoàn thành. 
Món bánh
Món bánh "táp- lô" không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên vào dịp tết
Công thức chung làm bánh là vậy, nhưng để làm những chiếc bánh "táp- lô" thơm, ngon hơn, nhiều người còn làm thêm nhân bánh ở giữa. Nhân bánh thường được làm bằng mè rang, đậu phộng... trộn lẫn với quế, mứt gừng... đem băm nhỏ, ngào lại với nhau để cho vào giữa bánh khi đóng. 
Món bánh "táp- lô" ở quê nội của tôi chỉ đơn giản vậy thôi nhưng nó đã phổ biến ở quê hương Hoài Nhơn từ bao đời nay vào mỗi dịp tết và là một món bánh làm phong phú thêm hương vị tết cổ truyền.
Trước là để thắp hương trên bàn thờ ngày tết, tiếp đãi bạn bè trong dịp tết… điều thú vị món bánh "táp- lô" có thể để được rất lâu, tới hàng tháng trời vì vậy có thể làm quà biếu cho người thân ở xa. Ngày tết với nhiều thức ăn dầu mỡ thì món bánh "táp- lô" được xem là món hấp dẫn với người dân quê tôi. 
Đặc biệt là, sau khi hết tết, lúc đi làm đồng mang theo vài cái bánh "táp- lô", trong lúc nghỉ ngơi, ngồi thưởng thức bánh và  bát nước chè xanh đậm đà thì không gì sung sướng cho bằng.
Bánh được làm từ bột nếp khá thô sơ nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa
Bánh được làm từ bột nếp khá thô sơ nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa
Ngày trước, món bánh "táp- lô"  tựa như một niềm tự hào của mỗi bà nội trợ, vì những ngày Tết, đi loanh quanh trong xóm, mọi người lại bình phẩm so sánh bánh của mỗi nhà. Thế nên, ai cũng cố gắng lựa chọn những hạt nếp và các loại vật liệu làm bánh ngon nhất để làm bánh. Thời điểm giáp Tết, nhà nào cũng rộn ràng không khí làm bánh tết. 
Bây giờ, chẳng còn mấy nhà làm bánh nữa, cái không khí làm bánh "táp- lô" mỗi dịp Tết đến, theo năm tháng cũng trôi vào quá khứ. Bánh "táp- lô" vẫn được chưng trên bàn thờ vào mỗi dịp tết. Song, đấy là bánh mua từ các cơ sở làm bánh chuyên nghiệp. Dù rằng bây giờ, bánh được làm đẹp hơn, hương vị của bánh cũng ngon hơn trước, song tôi vẫn thấy nhớ cái không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết xưa. 
Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định rằng, dù thời gian biến chuyển và cuộc sống có đổi thay, thì món bánh "táp- lô" thô mộc đơn sơ vẫn là hình ảnh quê hương trong tâm tưởng và không thể nào thiếu được trong những ngày Tết ở xứ sở đất võ Tây Sơn. 
Bảo Ngọc

CHAN NUOI BO THIT

Chăn nuôi bò thịt hiệu quả, bền vững
Theo số liệu của Sở NN-PTNT, tổng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh trên 252.400 con, trong đó bò lai chiếm 76%. Hiện cả tỉnh có khoảng 100 ngàn hộ nuôi bò, hộ nuôi từ 1-2 con chiếm phần lớn (61,82%), từ 3-5 con chiếm 32,14%, từ 6-9 con chiếm 5,06%, trên 10 con chiếm 0,98%...
Bò nuôi trong mô hình bò thịt chất lượng cao ở Vĩnh Thạnh. Ảnh: Xuân Dũng
Năm 2014, số lượng bò thịt xuất chuồng 137.158 con, sản lượng thịt bò hơi đạt trên 26.904 tấn, trọng lượng xuất chuồng bình quân trên 196 kg/con. Trọng lượng bình quân bò xuất chuồng không cao do nông dân nuôi nhiều bò sinh sản và bán bê giống từ 6-10 tháng tuổi có trọng lượng từ 80-150 kg/con. Nếu nuôi trên 2 năm tuổi mới xuất bán, trước khi xuất bán vỗ béo khoảng 3 tháng thì trọng lượng đạt từ 300-350 kg/con, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Với lợi thế về nguồn thức ăn cho bò chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, lá cây bắp, thân lá cây đậu phụng sau thu hoạch...), cỏ, các loại thức ăn thô xanh, thức ăn tinh bổ sung chiếm tỉ lệ rất thấp, chi phí chuồng trại và thú y phòng trị bệnh không lớn, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, chăn nuôi bò đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Với giá bán hiện nay từ 75.000 - 85.000 đồng/kg bò hơi, người nuôi thu được hàng chục triệu đồng khi bán một con bò. Phương thức chăn nuôi bò tại nông hộ cũng đang chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, chăn nuôi quy mô trang trại.
Theo Sở NN-PTNT, thời gian tới, để đàn bò trên địa bàn tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, cần đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống lai, phát triển giống bò thịt lai có tỉ lệ từ 75% máu ngoại trở lên. Chuyển đổi một số diện tích canh tác sang trồng cây thức ăn cho bò; xây dựng các mô hình trồng cỏ thâm canh năng suất cao. Đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò cho cán bộ khuyến nông và nông dân; đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề đội ngũ dẫn tinh viên và thú y viên cơ sở; khuyến khích hình thành các nhóm hộ chăn nuôi bò (dạng liên minh sản xuất) gắn với thị trường tiêu thụ (dạng chuỗi giá trị gia tăng) nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò.

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

VO CO TRUYEN BINH DINH

Võ Cổ Truyền Bình Định
Ngày: 13/01/2014


Truyền thống thượng võ từ lâu đã thấm sâu vào trong máu thịt người dân Bình Định. Nơi đây đã sản sinh ra những con người có tài thao lược làm rạng danh đất võ anh hùng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu.



Đất võ Bình Định và phái võ thuật Tây Sơn đã tạo nên những chiến công vang dội trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, trở thành bản sắc dân tộc mang nét rất riêng Bình Định:


“Ai về Bình Định mà xem


Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền”


Võ cổ truyền trở thành một di sản Văn hóa, một nét đẹp riêng của người dân Bình Định. Đến đây, ngoài việc xem biểu diễn từ các đội chuyên nghiệp, du khách có thể tham quan việc luyện võ trực tiếp từ người dân lao động bình thường nơi thôn dã với các địa danh nổi tiếng như “roi Thuận Truyền, quyền An Thái” hoặc “trai An Thái, gái An Vinh” (Thuận Truyện thuộc xã Bình Thuận – Tây Sơn, An Vinh thuộc xã Tây Vinh – Tây Sơn, An Thái thuộc xã An Phúc – An Nhơn) hoặc chùa Long Phước (xã Phước Thuận – Tuy Phước) là những nơi xuất xứ của võ cổ truyền Bình Định. Du khách có thể đến nhà biểu diễn võ thuật Tây Sơn trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung hoặc các võ đường khác như: Phan Thọ (Bình Nghi – Tây Sơn), Hồ Cương (Bình Thuận – Tây Sơn), Lý Xuân Hỷ (Đập Đá – An Nhơn), Phi Long Vịnh (Phước Sơn – Tuy Phước),… để tận mắt chiêm ngưỡng các cô gái chàng trai trong những bài quyền, roi, kiếm… mạnh mẽ, uyển chuyển.

BANH TRANG NUOC DUA

Bánh tráng nước dừa
Bình Định, món ngon
Bình Định còn được biết đến là xứ dừa với vùng đất Tam Quan nổi tiếng bởi nhiều món ăn, đồ dùng được chế biến từ những trái dừa. Trong đó, bánh tráng dừa được nhiều người yêu thích và hay mua về làm quà mỗi khi ghé qua Bình Định. Nhờ có pha chế thêm nước cốt dừa vào trong bột gạo dùng để tráng bánh mà bánh có hương vị thơm ngon, béo ngậy. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ nướng để ăn và có thể dùng kèm với nhiều món ăn khác.

BUN CHA CA QUY NHON

. Bún chả cá Quy Nhơn
Bình Định, món ngon
Đây là món đặc sản nổi tiếng nhất ở thành phố biển xinh đẹp Quy Nhơn. Điểm làm nên sự khác biệt so với bún chả cá ở những địa phương khác chính là chả cá và nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị được nêm nếm kĩ lưỡng theo phương thức gia truyền. Nước dùng chủ yếu được nấu từ xương cá, đầu cá tạo ra vị ngọt dễ chịu, khó quên. Ăn kèm với bún chả cá là chén tương ớt đặc trưng được pha chế chỉ Bình Định mới có.

BANH DAY BONG SON

Bánh dây Bồng Sơn
Bình Định, món ngon
Bánh dây là món ăn có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Đây là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn. Điểm đặc biệt trong công đoạn chế biến đó chính là muốn có bánh dây ngon thì phải dùng đến gạo lúa cũ đã thu hoạch từ nhiều tháng trước. Bánh dây ăn cùng một ít dầu hẹ được thoa đều và đậu phộng giã nhỏ được rải lên. Vị dai của sợi bánh dây hòa lẫn với mùi thơm của nước mắm ngon tạo nên một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng vẫn mang đậm hương vị riêng khó quên của miền đất võ.

TRE BINH DINH

8. Tré Bình Định
Bình Định, món ngon
Được bọc trong hình hài trông như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu được treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường, tré Bình Định là một trong những mồi nhậu không thể thiếu của người dân bản địa ăn kèm cùng với rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc như: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Món tré với đầy đủ các vị mặn, ngọt, béo, chua, cay và chát thường được dùng như món khai vị trong các bữa tiệc.

GOI CA CHINH

Gỏi cá chình
Bình Định, món ngon
Là địa phương có nhiều ao, đầm nên Bình Định đã tạo môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá đặc sản, trong đó có cá chình. Cá chình có thể chế biến nhiều món khác nhau, nhưng người dân bản địa và cả thực khách đều khoái khẩu nhất với món gỏi cá chình. Gỏi cá chình là một món ăn được chế biến vô cùng công phu từ việc chọn cá tươi sống đến công đoạn tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng nhất. Gỏi cá chình được xúc ăn với bánh tráng nướng và nước mắm giã gừng.

BANH XEO BINH DINH

. Bánh xèo
Bình Định, món ngon
Một món ăn nổi tiếng không kém ở đất võ là món bánh xèo tôm nhảy. Người dân chọn lựa rất kỹ những nguyên liệu để làm bánh từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa đến những con tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Bánh xèo Bình Định không quá to như trong miền Nam mà được đổ trong nhiều khuôn nhỏ, vừa vặn để dễ cuốn ăn cùng bánh tráng. Vị bánh xèo vừa ngọt, vừa giòn lại vừa chua để lại rất nhiều ấn tượng cho các du khách từng có dịp thưởng thức. Một số địa phương chế biến bánh xèo ngon là Mỹ Cang (Phù Mỹ), Hoài Đức (Hoài Nhơn),...

CACH MUOI KIEU NGON

Cách muối dua củ kiệu ngon

Không khí Tết đã đến gần, trong thực đơn của gia đình bạn không thể thiếu món Dưa kiệu, một trong những món ăn có thể dùng chung với thịt chân giò, cá rán, thịt quay… Hướng dẫn làm dưa củ kiệu cho cái tết giáp ngọ thêm ấm cúng

Nguyên liệu:

    1 kg kiệu
    2 muỗng canh muối hột
    1 muỗng café phèn chua
    Dấm trắng
    Đường

Cách làm:

    Ngâm khiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng) (1)
    Xả nhiều lần.
    Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi nắng. Xả nhiều lần.
    Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo. (2)
    Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). (3)
    Rửa qua nước cho sạch bụi.
    Chuẩn bị một chén dấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua dấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu.
    Ướp một lớp đường, một lớp kiệu (4), đậy lại, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Chừng hơn 2 tuần là ăn được. Cách này lâu ăn được nhưng để được lâu.
    Nếu muốn ăn nhanh (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600ml dấm, để nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 10 ngày là ăn được.
    Hình bên trái là sau khi ướp đường khoảng 1 tuần mình dùng đũa gắp kiệu xếp vào lọ cho đẹp và cho luôn phần nước đường kiệu ra vào lọ.
    Hình bên phải là mình nấu dấm đường cho vào kiệu. Nếu thích đẹp có thể xếp ngay ngắn, chừng 7 ngày sau thay một lần dấm đường khác.

MUC TAM QUAN

Mực ngào vốn là món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong những dịp lễ tết, họp mặt gia đình, bạn bè. Nhân dịp năm mới, Hotdeal xin giới thiệu đến các bạn Mực ngào ớt tỏi Tam Quan, sản phẩm được sản xuất tại cơ sở Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định với phương pháp gia truyền hơn 20 năm. Với voucher 86.00 VNĐ, bạn sẽ mua được 1 hộp mực ngào 400gr thay cho giá 150.000 VNĐ, giảm 43% so với giá gốc.

MỰC NGÀO

Thông tin sản phẩm: 

Tên sản phẩm: Mực ngào Tam Quan 
Xuất xứ: Hoài Nhơn – Bình Định
Thành phần: Mực khô, ớt, tỏi, đường, dầu thực vật. 
Qui cách sản phẩm: Hộp 400gr
Hạn sử dụng: 4 tháng kể từ ngày sản xuất. 

MỰC NGÀO

Cách sử dụng: 
Dùng để ăn với xôi, cơm, cháo, trộn gỏi hoặc ăn liền cào các buổi tiệc gia đình, bạn bè trong dịp lễ, Tết…

Dải đất miền Trung nắng gió, vốn nổi tiếng với khí hậu khắc nghiệt nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi với vùng biển trù phú cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Cũng từ đây, nhiều loại đặc sản thơm ngon, độc đáo đã ra đời, mang hương vị biển miền Trung đến với mọi người trên khắp đất nước. Mực ngào ớt tỏi ở Bình Định cũng là một trong những món đặc sản được rất nhiều người yêu thích.

KEO DUA TAM QUAN

COMBO 2 BỊCH KẸO DỪA TAM QUAN ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH

DUA TAM QUAN

Trong top 50 loại trái cây đặc sản của Việt Nam do hiệp hội Kỷ lục Việt Nam công bố, dừa là một loại trái rất đặc biệt không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng rất cao mà còn vì nó đã trở thành một nét đặc trưng, một nét văn hóa của vùng đất đồng bằng Nam Bộ.
Loại trái cây hàng đầu về giá trị dinh dưỡng
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dừa là một loại trái cây chứa rất ít calo, nhưng lại chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như kẽm, magie, đồng, iốt, lipit kháng khuẩn… cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của con người.
Trong đó, nước dừa có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, mất nước, tăng độ điện giải… Dầu dừa làm giảm sự lão hóa da, giúp cân bằng độ pH, giữ ẩm cho da và đặc biệt hạn chế mụn phát triển…
Dừa cũng là loại trái có nhiều chất xơ nhất. Ăn nhiều cùi dừa và các sản phẩm từ dừa sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp tuyến giáp và các enzym hoạt động tốt hơn, giảm áp lực cho tuyến tụy, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và tốt cho sức khỏe tim mạch… Tuy nhiên, do đặc trưng là cây nhiệt đới nên không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện để uống nước hay ăn cùi dừa tươi.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, sử dụng các sản phẩm từ dừa, nếu được chế biến và bảo quản đúng cách, vẫn có thể giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của loại trái cây tuyệt vời này.
Ăn kẹo dừa giúp tăng sức đề kháng

BANH HONG TAM QUAN

Dẻo thơm bánh hồng Tam Quan

Ở làng quê xứ Nẫu, khi có ai hỏi bạn 'Bao giờ cho mình ăn bánh hồng?', có nghĩa là khi nào thì bạn làm đám cưới.
Nguyên liệu chính của bánh hồng là bột xay từ nếp. Nếp phải lựa loại nếp ngự mới, độ dẻo cao đem rửa sạch, vò kỹ, ngâm qua đêm để nếp ngấm đủ nước rồi xay thành bột nước. Bột được ép ráo, nhồi thật dẻo và vón thành cục nhỏ, luộc chín. Trong quá trình luộc bột phải canh lửa để bột đủ độ chín tới, không bị "ngoài chín, trong sống" hoặc quá chín thì bánh sẽ mất ngon.
Khi bột gần chín, cũng là lúc phải làm khâu tiếp theo là thắng đường cho nóng chảy. Để kiểm tra xem đường đã chín hay chưa, người thợ làm bánh thường nhúng đôi đũa vào chảo đường nóng, nhấc đũa lên và kéo rời hai chiếc đũa ra, nếu sợi đường không đứt thì chảo đường coi như đã đạt yêu cầu.
banhhong-BODY-04.jpg
Bánh hồng là món bánh dùng trong ngày cưới hỏi của người Bình Định.

BANH IT BINH DINH

Làm bánh ít lá gai kiểu Bình Định tuyệt ngon


Món bánh ít được làm từ lá gai là một đặc sản của Bình Định. Dù có rất nhiều nơi làm ra món bánh này, nhưng riêng tại mảnh đất Tuy Phước, Bình Định, nó vẫn mang một nét rất riêng.
>> Rằm tháng 7 nhớ về sự tích chiếc bánh ít
>> Bí quyết làm bánh bột lọc ngon như ngoài tiệm

Làm bánh ít lá gai kiểu Bình Định tuyệt ngon 1 
Nguyên liệu:

RUOU BAU DA

Về làng rượu Bàu Đá

EmailInPDF.
Đứng bên những danh tửu như Làng Vân, Gò Đen, Hồng Đào, giữa muôn ngàn danh rượu nhập khẩu về từ các nước… cái tên Bàu Đá ngạo nghễ làm nên một thương hiệu. Có người bạn đi giao lưu với thanh niên ở Nhật về kể, anh chỉ đem theo mấy lít Bàu Đá làm quà từ Việt Nam và thật bất ngờ, họ khen ngợi hết lời, hỏi tại sao rượu ngon đến vậy mà giờ họ mới được nghe thấy...

Gìn giữ chất lượng, quảng bá là việc làm cần thiết để rượu thương hiệu Bàu Đá đứng vững và vươn xa hơn. Ảnh: V.L

DAC SAN CHA LUA

+ Chả heo (chả lụa):
+ Chả bò:
+ Chả cá:
Nhận đặt tất cả các ngày trong tuần từ "thứ 2 đến thứ 6", giao hàng ngày Chủ nhật.

NEM CHUA HOAI NHON

Kích thước hình ảnh:
500 × 375
Tìm các kích thước khác của hình ảnh này:
Tất cả kích thước - Nhỏ - Trung bình
Đề xuất tốt nhất cho hình ảnh này: nem chua thanh hóa

BANH TRANG NUONG CUON BINH DINH

BÁNH TRÁNG NƯỚNG CUỘN
Bánh Tráng Nướng Cuộn
- Bạn nên thêm chút muối vào nước rồi trụng, bánh tráng sẽ ngon hơn. Món này chỉ gồm rau và tinh bột nên bạn có thể ăn thay cơm.

Thời gian thực hiện: 15 phút
Giá: 15.000 VNĐ/ 4 phần
Nguyên liệu 
- 50g đậu đen
- 2 cái bánh tráng
- 200g rau quế thơm
- 2 củ cà-rốt
- Hành băm
- Dầu ăn, hạt nêm, đường, nước mắm.
Thực hiện 
- Bánh tráng cắt thành từng miếng chữ nhật dài 5x10cm. Cà-rốt thái chỉ dài 5cm. Rau quế rửa sạch, nhặt lấy lá.
- Trụng bánh tráng qua nước lạnh cho mềm, lần lượt xếp rau quế, cà-rốt vào, cuộn chặt tay
- Đậu đen luộc chín, lấy 3/4 cho vào máy xay, xay nhuyễn, trộn chung với 1/4 còn lại.
- Phi dầu thơm, cho đậu vào sên, nêm hạt nêm, đường, nước mắm làm nước sốt, dùng với bánh tráng trộn.

GOI CUON CHAY

Gỏi Cuốn Chay
- Có thể chấm gỏi chay với nước chấm nem pha ở dưới hoặc chấm với nước tương có pha tương ớt.

Nguyên liệu
- 50g miến
- 200g khoai tây
- 3 bìa đậu phụ
- 50g thính nếp
- 50g lạc
- 1 ít rau thơm
- 1 ít rau mùi
- 1 ít rau kinh giới
- 1 ít rau tía tô
- 100g xà lách
- 1 thìa súp đường
- 10 bánh đa nem
- dầu ăn, nước tương, ớt băm.
Thực hiện
- Các loại rau nhặt lá, rửa sạch, để ráo.
- Miến rán phồng đến khi giòn, để ráo dầu, cắt nhỏ.
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ, rán giòn.
- 2/3 đậu phụ thái nhỏ, rán vang; phần con lại luộc chín.
- Lạc rang thơm, giả phập.
- Trộn miến, đậu phụ, khoai tây, thính nếp, đường, bóp đều cùng đậu phụ luộc.
- Trải bánh đa nem ra, cho các loại rau và nhân vào cuốn tròn đều và chặt tay.
- Pha nước chấm: Cho 1 thìa súp nước tương, đường vào nồi, đun cho nước sánh lại, thêm ớt băm, lạc rang.

NUOC MAM TAM QUAN

Nước mắm Tam Quan 0.5 lít

Email
n_____c_m___m_nh_5131bf51e19ca
Đánh giá: Chưa có đánh giá

Giá bán: 32,000 ₫